13 Tháng Chín 2024       Đăng Nhập 

 DANH MỤC SẢN PHẨM        
 GIỚI THIỆU        
Nhà máy phân bón Đại Nông, tọa lạc tại ấp Thuận Hòa, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, trực thuộc Công ty TNHH Thanh Xuân, 110 Nguyễn Bỉnh Khiêm, tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang được thành lập năm 2004, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón hữu cơ vi sinh,phân bón lá, hữu cơ khoáng, khai thác tận thu than bùn, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật… 
Xem tiếp >>

 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM        
 LƯỢT TRUY CẬP        
Visits Lượt truy cập:
Các khách hàng Ngày hôm nay: 247
Số thành viên Ngày hôm qua: 348
Tổng Tổng: 1066358
 Kiến thức nhà nông        

Cách làm phân hữu cơ bón cây ngay tại nhà
08 Tháng Mười 2021 :: 12:00 SA :: 1839 Views

Một xu hướng đang trở nên phổ biến của người dân thành phố đó là đưa màu xanh tự nhiên vào không gian trong nhà ở. Và các “nông dân trong nhà” chăc hẳn sẽ quan tâm đến vấn đề tìm ra loại phân bón cho những cây rau, cây hoa của mình
Phân hữu cơ là gì?
Phân bón hữu cơ là phân chứa hợp chất dinh dưỡng mà thành phần chủ yếu là chất hữu cơ. Phân hữu cơ thường được hình thành từ phân động vật (phân chuồng), than bùn, phế phẩm nông nghiệp (tro, lá, cành,…) hoặc từ rác thải. Phân hữu cơ là một loại phân bón cho rau sạch thường được dùng trong nông nghiệp, trong phân có chứa chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây và thân thiện với môi trường.
Tại sao nên làm phân hữu cơ tại nhà?
Phân hữu cơ tại nhà đơn giản với các nguyên liệu, thực phẩm thừa trong bếp
Bạn có thể tận dụng những rác thải của gia đình bạn như các loại rau, củ quả thừa, bị hỏng để tự làm phân hữu cơ tại nhà, ngoài ra việc này còn rất hữu ích trong việc giảm lượng rác thải ra môi trường tự nhiên.
Làm phân hữu cơ tại nhà sẽ giúp cải thiện cấu trúc đất, giữ nước, sục khí. Nó cũng bổ sung vi chất dinh dưỡng quan trọng làm tăng hoạt động của vi khuẩn trong đất, giúp cho đất giàu dinh dưỡng và cây phát triển khỏe hơn, cây trái xanh tươi tốt. So với việc dùng phân vô cơ sẽ làm đất bạc màu sau một thời gian trồng cây thì việc chúng ta dùng phân hữu cơ là việc nên làm để đảm bảo vườn rau của bạn trở nên xanh tươi và đảm bảo được an toàn đến sức khỏe của gia đình bạn.
Việc sử dụng phân bón hóa học sẽ làm cho các chất vô cơ trong phân ảnh hưởng trực tiếp đến rau bạn trồng vì vậy sẽ không đảm bảo sạch cho cây nữa.
6 bước cơ bản tự làm phân hữu cơ tại nhà
Bước 1: Cách chọn thùng chứa đựng phân bón hữu cơ tại nhà
Có rất nhiều loại thùng chứa được làm vật liệu đựng phân hữu cơ trong đó như: thùng kín (tuy nhiên sẽ kéo dài thời gian ủ), thùng gỗ, thùng nhựa, thùng có dung lượng từ 20-120 lít (tùy vào lượng rác thải của mỗi gia đình).
Chọn thùng đựng hợp lý khi làm phân hữu cơ tại nhà
Lưu ý: Các bạn lưu ý một chút đối với các thùng nhựa bị bịt kín bạn nên khoan thêm vài lỗ nhỏ trên thân thùng nhựa để có chỗ thoát nước.
Bước 2: Chọn vị trí đặt thùng phân hữu cơ tại nhà bạn phù hợp
Để thùng chứa những nơi thoát nước, đặt những nơi có đất trống thay vì gạch bê tông vì để đảm bảo rằng giun và vi sinh vật có lợi khác có thể xâm nhập thùng rác hoặc bạn có thể để trên sân thượng. Vì những thùng này sẽ có mùi nên để nơi xa bạn sinh hoạt và nơi có nắng nhiều để đẩy nhanh quá trình phân hủy.
Bước 3: Phân loại các loại rác để làm phân hữu cơ tại nhà hiệu quả
Để cây xanh có thể phát triển nhanh và khỏe mạnh bạn cần cung cấp cho cây những chất dinh dưỡng cần thiết trong đó cacbon và đạm nito là 2 chất không thể thiếu, những chất này có nhiều trong rác hữu cơ. Tuy nhiên trước khi tiến hành tự làm phân bón hữu cơ tại nhà bạn cần phân loại các loại rác hữu cơ này ra làm 2 loại đó là rác hữu cơ xanh và rác hữu cơ nâu.
Phân xanh cung cấp Nitơ cho cây bao gồm các loại rác thải như:
·        Rau quả thừa, lá cây tươi
·        Tóc
·        Cỏ vụn xén
·        Cỏ tươi
·        Bả cà phê, bả đậu, vỏ đậu phộng
Phân loại phân xanh và phân nâu
Phân nâu cung cấp Carbon cho cây bao gồm:
·        Mùn cưa
·        Cỏ khô
·        Rơm rạ
·        Giấy
·        Lá khô
·        Vỏ trứng
·        Túi trà.
Cần lưu ý: Để thúc đẩy quá trình ủ phân hữu cơ, đồng thời ức chế mầm bệnh trong phân ủ vì vậy bạn có thể dùng phân trùn quế hoặc men vi sinh trichoderma để trộn chung với phân hữu cơ của bạn.
Bước 4: Tránh dùng những loại rác thải sau để làm phân hữu cơ tại nhà
Mặc dù chúng ta nên tận dụng các loại rác thải làm phân hữu cơ tại nhà. Tuy nhiên không phải thực phẩm, rác thải nào bạn cũng có thể dùng làm phân được. Chúng ta cần tránh dùng những loại thực phẩm dưới đây làm phân hữu cơ:
·        Xương động vật (gà, lợn,bò,cá)
·        Gia cầm và cá
·        Chất béo từ thực vật và sữa
·        Cá trứng
·        Phân người và vật nuôi chưa qua xử lý
·        Cỏ dại có hại
·        Gỗ đã qua chế biến
·        Vỏ sò, vỏ hến
Đặc biệt không sử dụng lá tràm, vỏ cam, vỏ quýt, lá bạch đàn, lá sả tươi, vì những loại này có tinh dầu làm hại đến sự phát triển của vi sinh vật có ích
Các chất béo từ sữa sẽ làm chậm quá trình phân hủy phân hữu cơ tại nhà thông qua việc loại trừ oxi mà các vi sinh vật có ích cần để sinh sống.
Cá hoặc gia cầm có thể làm phân hữu cơ tuy nhiên do để đảm bảo phân không có mầm bệnh và hạn chế mùi hôi thối thì chúng ta không nên cho vào.
Bước 5: Cách trộn các loại rác khi làm phân hữu cơ tại nhà
Sau khi phân loại được các loại phân xanh, phân nâu và các thành phần cần tránh khi bạn làm phân hữu cơ tại nhà. Chúng ta tiến hành trộn phân xanh và phân nâu theo tỉ lệ như sau:
Thực hiện:
·        Thêm 10cm phân nâu tiếp đến 1 lớp phân xanh mỏng rồi 10cm phân nâu. Trộn đều hỗn hợp, ủ sau 2 tuần thì bắt đầu tưới nước vào phân. Nhưng cần chú ý đừng làm ướt quá nhiều. Rồi trộn đều phân ủ lên.
·        Tiếp tục thêm 1 lớp phân nâu vào cho đầy thùng chứa.
Lưu ý:
Không cần cắt nhỏ phân ra vì chúng ta cần tạo khoảng không giúp không khí lọt vào tạo điều kiện vi sinh vật có lợi sinh sôi, nảy nở.
Việc trộn phân xanh vào phân nâu vì để phân xanh cung cấp nitơ giúp vi sinh vật có thể phát triển và sinh sản tốt nhằm oxi hóa nguồn carbon.Tuy nhiên quá nhiều nitơ cũng không tốt cho quá trình ủ phân hữu cơ tại nhà.
Kiểm tra nhiệt độ bằng cách dùng một cành tươi cắm vào giữa khối phân ủ. Sau 5 hoặc 6 ngày rút cành cây ra khỏi đống phân và sờ vào phần cắm trong khối phân ủ, nếu thấy cành cây nóng mạnh là đạt yêu cầu.
Trong trường hợp nhiệt độ không tăng lên thì phân ủ không đạt yêu cầu có thể do thiếu độ ẩm, thiếu vi sinh vật. Độ ẩm lý tưởng nhất là từ 40-60%. Nếu phân ủ quá ướt hoặc quá khô sẽ dẫn đến vi sinh vật. Không thể phân hủy được phân hữu cơ này.
Cách thử độ ẩm đạt hay không bằng cách nắm thử phân ủ
Bạn có thể kiểm tra độ ẩm khi tự làm phân hữu cơ tại nhà thông qua việc kiểm tra bằng tay, sao cho phân không được quá ướt.
Nếu bóp mạnh thấy nước rỉ ra ngoài tay thì thừa nước. Còn khi bạn bóp thấy phân ủ dính chặt thì độ ẩm đạt yêu cầu.
Nếu không có nước hoặc nắm chặt lại, phân hữu cơ có dạng hình tròn thì lượng nước trong đống ủ là vừa đủ.
Khi đống ủ phân hữu cơ quá khô: tưới nước lên trên phân ủ và đảo trộn phân, làm cho nước ngấm vào phân ủ. Hãy cho từng chút một và kiểm tra lượng nước cho vừa đủ
Nếu phân hữu cơ quá ướt thì chúng ta có thể thêm nguyên liệu khô như cỏ khô, rơm rạ.
Bước 6: Cách sử dụng phân hữu cơ tại nhà của bạn
Sau 30 ngày bạn thấy phân hữu cơ của mình có những đặc điểm sau thì có nghĩa phân ủ của bạn đã phân hủy hoàn toàn. Phân hữu cơ tự ủ có những đặc điểm như:
·        Phân hữu cơ nhìn thấy chuyển sang màu nâu
·        Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn. Trong trường hợp nếu là mùn cưa, gỗ thì sẽ thành dạng hình sợi
·        Phân hữu cơ có mùi đất
·        Khi phân ủ đã được phân hủy hoàn toàn tạo thành mùn, bạn bắt đầu đem đi bón cho cây.
·        Bón phân hữu cơ mà bạn đã ủ xung quanh gốc cây trong quá trình trồng cây
·        Bạn có thể trộn phân hữu cơ với đất trước khi gieo trồng.
Đặc biệt, bạn có thể ép phân hữu cơ đã ủ thành dạng viên phân. Viên phân hữu cơ với đặc tính chậm tan, giúp cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Tránh bị rửa trôi, có hiệu quả sử dụng cao hơn so với phân bón thông thường.
Chúng tôi vừa chia sẽ 6 bước làm phân hữu cơ tại nhà cho người mới bắt đầu. Có thể tận dụng rác thải nhà bạn làm nên phân hữu cơ có lợi cho cây và đất trồng. Tự làm phân hữu cơ tại nhà có thể giúp bạn thay thế bón phân vô cơ. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe và còn giúp đảm bảo được môi trường sinh thái.
 

 

 Tin xem nhiều nhất        
Cách phòng trị héo rễ hại phong lan
Một số loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp
- Giá trị dinh dưỡng và y học của Xoài!
Diệt rầy 4 đúng
Phương pháp chọn heo rừng lai giữ lại làm giống
Để hạt lúa giống nảy mầm đều hơn
Trồng và chăm sóc cây nhãn
Những Lưu ý nuôi tôm thẻ chân trắng
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Phú Quý!
Nuôi lươn thương phẩm!
XK gạo: Cơ hội& thách thức
Kỹ thuật trồng mít Thái!
Dự báo tình hình sâu bệnh trên lúa Đông Xuân năm 2012 - 2013
Tạo dáng đu đủ lùn !
Phương pháp bảo quản một số loài hoa sau thu hoạch !
Để hạt lúa giống nảy mầm đều hơn?
Giảm tổn thất cho rau sau thu hoạch!
Kỹ thuật nuôi gà siêu hiệu quả ở Nhật bản!
Cách tạo dáng đu đủ lùn
Liên kết sản xuất làm giàu!
Môi trường nước của tôm xanh!
Thời vụ và kỹ thuật trồng lạc cho năng suất cao nhất
Các loại phân đạm
Các loại phân lân
Phân vi sinh vật
Biến bèo tây thành phân bón hữu cơ
Bón phân cân đối như thế nào?
Bón phân cho rau sạch
Một số mặt hàng nông nghiệp tăng 17% về nhập khẩu
Những điều cần biết về bón lót

Công ty TNHH Thanh Xuân
Địa điểm: 110 - 112 Nguyễn Bỉnh khiêm, P. Vĩnh Quang, TP. Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
MSDN: 1700549291 cấp ngày 07/09/2007 tại Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Kiên Giang 
Điện thoại:  (0297)3863091 , Fax: (0297)3860609
Email: phanbondainong@gmail.com
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Chính sách bảo mật
Hình thức thanh toán
Chính sách đổi trả
Chính sách giao nhận vận chuyển

         

Copyright by www.dainong.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn