Việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay cần xem xét kỹ lưỡng, thận trọng; trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo.
Tuần qua, theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, xuất khẩu 3 tháng nay ước tăng gần 20% về lượng (với 1,67 triệu tấn) và tăng 27,8% về giá trị (đạt 774 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2019.
Trong khi giá gạo xuất khẩu của Thái Lan lên mức cao nhất trong vòng 6 năm thì giá gạo Việt Nam cũng đã tăng lên mức cao nhất trong gần 16 tháng qua.
Xuất khẩu chè năm 2019 tăng cả lượng, giá trị và giá trung bình xuất khẩu. Dự báo tình hình. Mặc dù giá chè trung bình tại các phiên đấu giá năm 2019 xuống thấp nhưng dự kiến sang năm 2020 sẽ phục hồi.
Mặc dù xuất khẩu chè trong năm 2019 không được như kỳ vọng nhưng theo Bộ Công Thương, bước sang năm 2020, tình hình sẽ khả quan hơn.
Pakistan là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất trên toàn cầu. Năm 2019, xuất khẩu chè của Việt Nam sang Pakistan tăng gần 30% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với năm 2018.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Maroc, văn phòng Quốc gia về Kiểm dịch Thực phẩm Maroc vừa mới công bố quy định mới, thắt chặt hàm lượng tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và một số hóa chất khác đối với mặt hàng chè nhập khẩu.
Sự suy yếu của đồng real so với đồng USD đã khuyến khích xuất khẩu đường ở Brazil, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến giá đường thế giới.
Sự lan rộng của dịch virus corona đã tác động xấu đến các quốc gia sản xuất cà phê, có thể trì hoãn việc vận chuyển cà phê đến cảng và các hoạt động vận tải khác.
Thông tin về nguồn cung giảm ở Bờ Biển Ngà đã tác động tích cực đến giá ca cao.